NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH TƯƠNG KHẮC
13/03/2020, 17:07 PM

Quy luật Ngũ hành tương sinh tương khắc là sự chuyển hóa qua lại của sự sống, sự vật trong tự nhiên. Nó không đơn thuần là quy luật vận hành trong phong thủy mà nó còn là quy luật sống chết của tự nhiên. 

Quy luật tương sinh, tương khắc không hề tồn tại độc lập mà chúng hỗ trợ lẫn nhau, giúp hệ sinh thái phát triển cân bằng.  

ngũ hành tương sinh tương khắc

Luật tương sinh

Luật tương sinh nghĩa là cùng nhau hỗ trợ, thúc đẩy, giúp nhau cùng sinh trưởng, phát triển. Các bản mệnh tương sinh có quy luật như sau: 

•    Kim sinh Thủy: Kim loại nóng chảy tạo thành nước.
•    Mộc sinh Hỏa: Lửa lấy cây cối làm nguyên liệu để đốt cháy. Cây (Mộc) cháy tận, lửa (Hỏa) cũng tàn.
•    Thủy sinh Mộc: Nước tưới cho cây cối sinh sôi, phát triển mạnh.
•    Hỏa sinh Thổ: Tất cả vật chất sau khi cháy tận đều hóa thành tro bụi, tro bụi vun đắp thành đất (Thổ).
•    Thổ sinh Kim: Kim loại ẩn trong đất đá hàng ngàn năm, được chất lọc và sinh ra tinh túy.

Luật tương khắc

Luật tương khắc nghĩa là các bản mệnh có sự áp chế, gây cản trở sự sinh sôi và phát triển. Luật tương khắc trong tự nhiên có tác dụng cân bằng sinh thái, nhưng nếu sự cân bằng mất đi thì sẽ dẫn đến hủy diệt một phần tự nhiên rất trầm trọng. Các bản mệnh tương khắc có quy luật như sau:

•    Kim khắc Mộc: Kim loại (rìu, kiếm, dao,…) có thể chặt cây, phá hủy nhánh cây.
•    Mộc khắc Thổ: Rễ của cây đâm sâu vào lòng đất, hấp thụ dinh dưỡng từ đất để phát triển.
•    Thủy khắc Hỏa: Nước có thể dập tắt lửa.
•    Hỏa khắc Kim: Lửa có thể nung chảy kim loại.
•    Thổ khắc Thủy: Đất đá có thể chặn được dòng chảy của nước.

ngũ hành tương sinh tương khắc

Luật phản sinh

Tương sinh là quy luật phát triển của ngũ hành, tuy nhiên sinh nhiều quá đôi khi trở thành tai hại gây ra phản sinh.

•    Kim nóng chảy sẽ tạo thành Thủy, tuy nhiên nếu Kim quá nhiều sẽ khiến Thủy đông đặc không thể chảy.
•    Mộc tạo ra Hỏa, nhưng nếu số lượng Mộc quá nhiều tạo thành đại Hỏa gây hại.
•    Thủy cung cấp sự sống và giúp Mộc phát triển, nhưng nếu Thủy quá nhiều sẽ khiến Mộc chết dần hoặc bị cuốn trôi.
•    Hỏa khiến vạn vật trở thành cát bụi, nhưng nếu Hỏa quá nhiều sẽ khiến Thổ mất đi sinh khí, mất đi sự sống, khô hạn và chết dần.
•    Kim hình thành trong Thổ, nhưng nếu Thổ quá nhiều sẽ khiến Kim bị vùi lấp, không thể tỏa sáng.

Luật phản khắc

Khi vật bị khắc có lực quá lớn sẽ khiến cho hành tương khắc bị tổn thương ngược lại và không còn khả năng khắc hành khác nữa, như vậy được gọi là luật phản khắc.

•    Kim loại chặt được Mộc, nhưng nếu Mộc quá cứng, quá lớn sẽ khiến Kim bị hư hỏng.
•    Mộc phá Thổ để phát triển, sinh sôi nhưng nếu Thổ không đủ dinh dưỡng, bị sạt lở, khô cần sẽ khiến Mộc suy yếu và chết dần.
•    Thủy có thể dập tắt Hỏa, nhưng nếu Hỏa quá lớn thì Thủy cũng phải khô cạn.
•    Hỏa nung chảy được Kim, nhưng nếu Kim quá bền, quá cứng và Hỏa không đủ thì Hỏa cũng sẽ bị dập tắt.
•    Thổ có thể chặn được dòng chảy của của Thủy, nhưng Thủy vẫn có thể khiến Thổ bị sạt lở, bào mòn.

Có thể nói, Ngũ hành không chỉ có luật tương sinh tương khắc, mà nó còn có sự tác động của luật phản sinh phản khắc. Các quy luật này tồn tại cùng nhau, bổ trợ lẫn nhau, khắc chế lẫn nhau giúp cho sinh thái được vận hành ổn định, dùy trì sự sống cho con người và các sinh vật khác.